Nông sản an toàn vẫn khó tìm thị trường

Thứ ba - 24/10/2023 14:38   Đã xem: 135   Phản hồi: 0

Qua tìm hiểu một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở các địa phương của tỉnh, thực tế cho thấy nông dân Thái Nguyên có tiềm lực cả về vốn và trình độ, họ đã sẵn sàng cho một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình đều đang đối mặt với khó khăn về thị trường tiêu thụ, khó có thể phát triển được nếu để người nông dân tự “bơi”.

dưa định hoá
Sản phẩm dưa lê an toàn của HTX Nông sản an toàn ATK Định Hóa

Ông Nguyễn Văn Ninh, Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp Thành Nam (xóm Cường, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên) cho biết:
-    HTX thành lập năm 2017, liên kết với Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn xã Thịnh Đức sản xuất rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới với diện tích 7.500 và hợp đồng thuê đất của các hộ nông dân để trồng rau củ quả theo hướng hữu cơ. Những sản phẩm chất lượng cao như cà chua, dưa lưới chất lượng cao khó canh tác ngoài trời được trồng trong nhà lưới, chăm sóc bằng hệ thống tưới tiên tiến, còn các sản phẩm dễ canh tác được trồng ngoài trời và kiểm soát sâu bệnh bằng ghi chép.
Hiện tại, HTX có 29 thành viên và 06 hộ liên kết tham gia thực hiện chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn trên diện tích 2,5 ha. Đối với các hộ liên kết, trước mỗi mùa vụ đều được HTX tổ chức tập huấn kỹ thuật. Sau đó các hộ sẽ sản xuất theo kế hoạch dưới sự  giám sát và quản lý của HTX. Các hộ liên kết cũng được hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt nhà lưới, nhà kính, được cấp hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sản xuất theo kế hoạch của hợp tác xã, thu hoạch theo kế hoạch và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm đạt chất lượng.
Nhờ ứng dụng CNC là trồng trong giá thể, dinh dưỡng và nước tưới  qua hệ thống tưới nhỏ giọt, các loại rau củ, quả sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap của HTX đạt chất lượng cao, bình quân hàng tháng, HTX và các hộ liên kết sản xuất được trên 20 tấn rau cung cấp cho bếp ăn tại các trường học, công ty. HTX còn liên kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho một số HTX khác trong và ngoài tỉnh như: HTX Thanh Niên, HTX Bình Minh (huyện Phú Bình); HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nam Hoà (huyện Đồng Hỷ) và một số HTX tại các tỉnh: Vĩnh Phúc; Lào Cai; Sơn La… 

Ông Ninh cũng bày tỏ sự băn khoăn:
Thực tế là phần lớn nông dân hiện nay đều làm nông nghiệp theo kinh nghiệm cha ông, rất manh mún, nhỏ lẻ và đơn độc. Cùng với thiếu vốn, họ còn rất khó khăn về thông tin thị trường, nên khi tham gia liên kết, được hỗ trợ về giống, phân bón, tiêu thụ hàng hoá, bà con chỉ việc sản xuất ra sản phẩm thì họ rất phấn khởi hợp tác. Đơn cử như HTX dịch vụ nông nghiệp Nam Hoà (Đồng Hỷ), sau khi được chúng tôi hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, họ đã mở rộng sản xuất gấp đôi so với thời gian trước đây. Tuy nhiên, ngay bản thân chúng tôi cũng gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, mặc dù hiện nay làm ra đến đâu bán hết đến đấy nhưng giá bán còn khá thấp so với sự đầu tư, sản phẩm cũng chưa đủ sức vào các siêu thị lớn, chưa có thị trường bền vững. 
Cùng chung bài toán về đầu ra của sản phẩm, ông Vũ Hồng Long (xã Linh Sơn, TP Thái Nguyên) cũng chia sẻ một trong những nguyên nhân chính khiến gia đình ông không tiếp tục đầu tư vào trồng rau, quả công nghệ cao là việc bán hàng rất vất vả. Nếu bán cho tư thương thì bị ép giá quá thấp. Rau chất lượng cao không khẳng định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, ví dụ như rau xanh do gia đình ông sản xuất chủ yếu là bán lẻ, giá rẻ như rau chợ mà còn không bán được, toàn phải đem cho, nên con dâu ông mới chán, bỏ không làm nữa. 

Hay với sản phẩm thịt lợn sạch của HTX Chăn nuôi Xanh (TDP Pha, phường Lương Sơn) vấn đề khó khăn nhất cũng vẫn là thị trường tiêu thụ, các sản phẩm của HTX đang phải cạnh tranh với thịt lợn nuôi công nghiệp có giá thành rẻ hơn, trong khi đầu tư cải tạo chuồng trại, nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân công của phương pháp nuôi sinh học cao hơn. Ông Nguyễn Văn Ngữ, Giám đốc HTX bày tỏ mong muốn lớn nhất hiện nay là nhiều người biết đến mô hình sản xuất, cũng như sản phẩm của chúng tôi. Về chất lượng, HTX cam kết, sản phẩm an toàn, đáp ứng các yêu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng.
Từ các mô hình sản xuất NNCNC trên địa bàn tỉnh, cho thấy đồng thời với đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao, thị trường tiêu thụ cũng là yếu tố quyết định sự sống còn. Nếu sản phẩm được sản xuất CNC và theo hướng CNC nhưng chưa xây dựng được nhãn hiệu thì rất khó bán ra thị trường, giá bán chênh lệch không nhiều, hiệu quả kinh tế thấp. Trước khi đầu tư vào sản xuất, cần tìm hiểu nắm bắt thị trường để lựa chọn những sản phẩm vừa phù hợp với năng lực vừa đáp ứng được thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập58
  • Hôm nay21,399
  • Tháng hiện tại249,497
  • Tổng lượt truy cập21,211,607

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:423 | lượt tải:93

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:418 | lượt tải:122

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:532 | lượt tải:140

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:567 | lượt tải:131

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:583 | lượt tải:162

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây