Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên: THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CA GHÉP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN ĐẦU TIÊN

Thứ sáu - 27/10/2023 08:09   Đã xem: 306   Phản hồi: 0

Sau 26 ngày thực hiện phương pháp điều trị ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cùng với sự chăm sóc sát sao và điều trị tích cực, ngày 25/10, người bệnh Trần Văn H. 50 tuổi, ở thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên được chẩn đoán đa u tuỷ xương (giai đoạn 3) đã được xuất viện. Đây là ca bệnh ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên được các bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện thành công với sự phối hợp chuyển giao kỹ thuật cùng với các chuyên gia đầu ngành của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

z4816306179207 90896158d4b0e04f52d184961c3799ba

Các Bác sỹ, Điều dưỡng thực hiện truyền tế bào gốc vào cơ thể người bệnh H ngày 27/9/2023
 
Trước đó hồi tháng 9/2021, người bệnh thấy đau vùng hông thắt lưng, mức độ đau ngày một tăng dần không đi lại được kèm theo tề bì tay chân và gầy sút cân. Người bệnh H đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khám, làm xét nghiệm và được chẩn đoán đa u tủy xương. Sau 8 đợt điều trị hoá chất tại khoa Huyết học lâm sàng, người bệnh thấy triệu chứng đau giảm dần, có thể tự đi lại được, tình trạng tê bì tay chân đã cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên với căn bệnh này, để có thể kéo dài thời gian sống không bệnh thì phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh là được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Với quyết tâm đẩy mạnh phát triển chuyên môn, khoa học kỹ thuật mới nhằm mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh. Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giao nhiệm vụ cho các khoa, phòng chuyên môn liên quan đầu mối là khoa Huyết học lâm sàng xây dựng đề án ghép tế bào gốc tạo máu tự thân sau khi được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật. Được sự phối hợp của lãnh đạo hai bệnh viện, các chuyên gia của viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho người bệnh H sau khi đạt lui bệnh hoàn toàn. Đây là phương pháp lấy tế bào gốc của chính người bệnh ghép lại cho người bệnh, được chỉ định điều trị cho các bệnh máu ác tính không đáp ứng với các phác đồ đa hóa trị hoặc khi bệnh tái phát hoặc các bệnh lành tính liên quan đến vấn đề tự miễn dịch như đa u tủy xương, u lympho, lơ xơ mi cấp dòng tủy, ung thư vú, lupus… Các tế bào gốc sẽ hỗ trợ và giúp phục hồi nhanh chóng hệ thống sinh máu của người bệnh sau hóa trị liệu liều cao, nhằm phòng tránh những biến chứng đe dọa tính mạng. Hiệu quả của ghép tế bào gốc tạo máu tự thân chủ yếu có được là nhờ hóa trị liều cao nhằm mục đính tiêu diệt tối đa các tế bào ác tính.

 
3ae09ae143399467cd28

Các Bác sỹ, Điều dưỡng và người bệnh thể hiện sự quyết tâm sau buổi truyền tế bào gốc thành công diễn ra vào ngày 27/9/2023
 
Đối với người bệnh H, sau khi làm các xét nghiệm đánh giá kiểm tra đạt lui bệnh hoàn toàn (sau điều trị hoá chất các chỉ số về bình thường) đủ tiêu chuẩn thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Người bệnh được chuyển đến khu vực phòng ghép Tế bào gốc tạo máu - khu vực cách ly vô trùng tuyệt đối. Với sự chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cùng sự phối hợp hỗ trợ nhịp nhàng, đồng bộ giữa khoa Huyết học lâm sàng với các khoa, phòng chuyên môn, chức năng của khác của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho người bệnh H đã được thực hiện bắt đầu vào ngày 28/9/2023 sau 12h thực hiện phác đồ điều kiện hóa bệnh nhân được truyền khối tế bào gốc .
BSCKI. Bùi Thị Lan - Khoa Huyết học lâm sàng, người trực tiếp ghép, điều trị người bệnh H cho biết: trong suốt gần 1 tháng thực hiện truyền tế bào gốc, khó khăn được đặt ra đối với người bệnh H là sự giảm miễn dịch với những thời điểm diễn biến rất đặc biệt. Cụ thể như ngày thứ 5, người bệnh có những triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, hạ bạch cầu và giảm tiểu cầu. Đến ngày thứ 7, bạch cầu về 0, chúng tôi đã thực hiện kích bạch cầu, dùng các loại kháng sinh nâng thang, điều trị bao vây phối hợp và sử dụng các thuốc hỗ trợ đường tiêu hoá nhằm giảm các triệu chứng tổn thương về đường tiêu hoá. Đến ngày thứ 14, các triệu chứng của người bệnh đã ổn định (bạch cầu, tiểu cầu tăng lại) tế bào gốc đã mọc, các bác sỹ tiếp tục theo dõi, động viên hỗ trợ người bệnh, với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Đến ngày thứ 26, người bệnh đã ổn định về mặt lâm sàng, các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu ổn định, việc sinh hoạt ăn, ngủ đã trở về như người bình thường.

 
z4816286351841 2ee50707d821462540b848285e664575

Tập thể khoa Huyết học lâm sàng tặng hoa chúc mừng người bệnh Trần Văn H trong ngày xuất viện

Tiến sỹ Nguyễn Quang Hảo - Trưởng khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết: để thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Khoa đã lên kế hoạch cụ thể, từ việc chuẩn bị người bệnh, nguồn nhân lực, trang thiết bị đến cơ sở vật chất. Trong gần 2 năm qua, được sự giúp đỡ của các chuyên gia chúng tôi đã cử các kíp bác sĩ, điều dưỡng đi học tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương về kỹ thuật này. Sau 26 ngày ghép tế bào gốc và điều trị tích cực, người bệnh đã được xuất viện. Thành công này đã thể hiện được năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng của khoa khi đã làm chủ được các kỹ thuật khó và chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Đây cũng là bước tiến vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Chuyên ngành huyết học tại Thái Nguyên, đặc biệt đối với những người bệnh mắc các bệnh về máu, nhóm ngành ung thư máu tại Bệnh viện sẽ được tiếp cận với những phương pháp điều trị tốt nhất.
 

f378b96963b1b4efeda0

Người bệnh H được gặp lại người thân, gia đình sau 1 tháng điều trị trong phòng ghép.
 

Bác sỹ cao cấp Đồng Quang Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh: thời gian qua, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển khoa học, kỹ thuật mới và ứng dụng trong điều trị cho người bệnh, trong đó đặt mục tiêu năm 2023 sẽ tiến hành được ca cấy ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên, tiến tới thực hiện thường quy kỹ thuật này nhằm mang lại lợi ích cho người dân cả nước nói chung, vùng Trung du miền Núi phía Bắc nói riêng. Từ mục tiêu và thành công đã đạt được qua ca ghép đầu tiên cho người bệnh đa u tủy xương đã mở ra một chương mới cho sự phát triển y tế chuyên sâu của đơn vị, là tiền đề quan trọng để Bệnh viện tiếp tục triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc điều trị các bệnh ác tính về máu, giúp người bệnh không chỉ được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao nhất của nền y học hiện đại mà còn góp phần mang lại cuộc sống mới./.



 

 




 

Tác giả bài viết: Minh Tâm (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên)

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập64
  • Hôm nay12,480
  • Tháng hiện tại240,578
  • Tổng lượt truy cập21,202,688

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:422 | lượt tải:93

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:417 | lượt tải:122

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:532 | lượt tải:140

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:566 | lượt tải:131

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:581 | lượt tải:162

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây