Công tác đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số

Thứ tư - 27/09/2023 07:21   Đã xem: 135   Phản hồi: 0

Nghề báo là một nghề đặc biệt, bởi lẽ, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến đông đảo công chúng và góp phần quan trọng tạo nên dư luận xã hội. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, xu hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí truyền thông ngày càng đa dạng. Những người làm công tác giảng dạy báo chí luôn mong muốn người học sau khi ra trường sẽ có đủ khả năng để thích ứng với thực tiễn sôi động và phức tạp của ngành nghề này.

Cong tac 1

Giảng viên Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
 

Đào tạo gắn với tạo việc làm cho người học

Hiện nay cả nước có các cơ sở đào tạo báo chí: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Viện đào tạo Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế và Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Tất cả đều tập trung vào mô hình đào tạo báo chí theo phương thức truyền thống, hệ tập trung 4 năm cho đại học và đào tạo thông qua các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.

Không giống như đào tạo cử nhân của ngành khoa học xã hội khác, rèn luyện kỹ năng làm nghề luôn là ưu tiên số một trong các trường đào tạo báo chí truyền thông.

Trong 12 năm, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã đào tạo được hơn 600 sinh viên chuyên ngành cử nhân Báo chí, theo mô hình báo chí truyền thống, nhưng luôn chú trọng việc rèn các kỹ năng nghề để sinh viên có thể tác nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên được học tập trong môi trường năng động, chuyên môn cao và đầy sáng tạo. Với nét bản sắc riêng, Nhà trường đào tạo nhân lực gắn với thực tiễn, kết nối chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo lí thuyết trong Nhà trường với hoạt động rèn nghề tại các cơ quan báo chí và đơn vị truyền thông trong cả nước.
 

Cong tac 2

Sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông thực hành làm việc nhóm.
 

Việc “đào tạo gắn với tạo việc làm cho người học” là điểm sáng của đào tạo báo chí truyền thông tại Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Dựa trên đội ngũ giảng viên trong Khoa ứng dụng thành thạo các công cụ, phương pháp dạy học hiện đại cũng là hướng đi mới cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, phù hợp với xu thế phát triển của kỷ nguyên số. Đây là những hướng đi nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức vừa đủ rộng vừa chuyên sâu, hỗ trợ tối đa cho sinh viên báo chí có điều kiện học tập, tác nghiệp, rèn nghề trong môi trường làm báo hiện đại. Dưới sự hướng dẫn của các nhà báo, thầy cô giỏi chuyên môn, vững vàng về kỹ năng nghiệp vụ, nhiều gương mặt cựu sinh viên báo chí của Khoa đang làm tốt nhiệm vụ tại các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương hiện nay.

Môi trường học tập đa dạng

Trên cơ sở phát triển từ chương trình chuẩn, chương trình đào tạo còn tích hợp, bổ sung những môn học có tính thực tế cao về đa phương tiện như báo chí trên điện thoại di động, báo chí dữ liệu... nhằm giúp người học có những kỹ năng làm báo cơ bản và nâng cao. Bên cạnh đó, người học còn được phát triển các kỹ năng mềm rất tốt như thuyết trình, tư duy tranh biện, tìm kiếm, kiểm chứng thông tin, làm việc nhóm…
 

Cong tac 3

Sinh viên ngành báo có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường thực tế. 
 

Ngoài những giờ học trên lớp, sinh viên ngành báo ngay từ năm thứ nhất có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường thực tế trong từng môn học, từng chuyên đề. Qua đó, khả năng tư duy, phát hiện vấn đề, xử lý tình huống và kỹ năng nghề của sinh viên từng bước nâng lên. Đồng thời, kết quả của những chuyến đi cơ sở, xâm nhập thực tế trở thành những tư liệu quý giá trong hành trang tri thức khoa học của sinh viên sau này. Đối với người học báo ngày nay, giảng đường không phải là không gian học tập duy nhất, giáo trình, tài liệu, sách vở cũng không phải là nguồn kiến thức duy nhất.

Liên tục phát triển đội ngũ nhân lực

Nhìn từ thực tiễn, cơ sở đào tạo báo chí có trách nhiệm đào tạo, sinh viên hành nghề một cách có đạo đức và trách nhiệm xã hội, và cơ quan báo chí là nơi tiếp nhận, giáo dục theo sát quá trình hành nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vì thế, để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, mô hình hợp tác giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan báo chí có uy tín, các nhà báo có kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo, chính là hướng đi đúng đắn mà Trường Đại học Khoa học đã và đang thực hiện.
 

Cong tac 4

Các nhà báo, giảng viên và sinh viên tham gia chương trình Tọa đàm Báo chí thời đại mạng.
 

Tiến sĩ Phạm Chiến Thắng, Trưởng Khoa Báo chí - Truyền thông cho biết: Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa Báo chí - Truyền thông không ngừng học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới, sáng tạo về phương pháp giảng dạy. Mỗi thầy cô trong Khoa không những chuyển tải kiến thức, mà quan trọng hơn là biết cách truyền cho người học tình yêu, niềm tin và sự say mê với nghề.

Như vậy, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra những phương tiện và xu hướng báo chí, truyền thông mới. Đây là thử thách nhưng cũng là yêu cầu các cơ sở đào tạo báo chí. Tiếp tục nghiên cứu những xu hướng làm báo hiện đại, đồng thời cập nhật kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy mới để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển. Đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số không những đào tạo đúng ngành, đủ người, mà sinh viên khi tốt nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu (chuẩn tuyển dụng) của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông cả về kiến thức, kỹ năng và công nghệ. Đó là niềm hạnh phúc, là động lực lớn lao với những người làm nghề - đào tạo báo chí.

Nguồn tin: thainguyen.gov.vn:

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập145
  • Hôm nay12,657
  • Tháng hiện tại41,936
  • Tổng lượt truy cập21,004,046

Hình ảnh nổi bật

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:402 | lượt tải:90

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:401 | lượt tải:117

mẫu 1

mẫu đơn đề nghị tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam

Lượt xem:515 | lượt tải:137

73/KH-UBND

Kế hoạch Tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng tỉnh Thái Nguyên lần thứ I - năm 2024

Lượt xem:552 | lượt tải:128

375/QĐ-TTg

Quyết định Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:559 | lượt tải:156

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây