Đánh giá kết quả hoạt động thông tin điện tử

Thứ năm - 22/12/2022 14:24   Đã xem: 807   Phản hồi: 0

Ngày 22/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả hoạt động thông tin truyền thông điện tử năm 2022 và định hướng nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh Nguyên có đồng chí Nguyễn Đức Lộc, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đại diện các cơ quan, đơn vị thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp do Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động.

 
Theo báo cáo của Cục Phát thanh Truyền hình và thông tin điện tử, trong năm 2022, hiện nay, trên địa bàn toàn quốc có 1.980 trang thông tin điện tử tổng hợp còn hiệu lực, trong đó Cục phát thanh truyền hình cấp 474 giấy phép, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh cấp 358 giấy phép (trong đó tỉnh Thái Nguyên cấp 16 giấy phép)… giảm 31,3% so với năm 2021. Đối với mạng xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp 956 giấy phép, giảm 11% so với năm 2021; số người dùng mạng xã hội khoảng 72 triệu người, tăng 7% so với cùng kỳ. Dịch vụ cung cấp nội dung trên mạng viễn thông di động đã cấp phép cho 506 doanh nghiệp, giảm 90% so với năm trước…
 
IMG 1597

Đ/c Nguyễn Đức Lộc, Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên
 
Năm 2022, Bộ TT&TT đã hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hạn chế tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; trong 9 tháng năm 2022, Bộ đã chuyển 134 tên miền dễ gây nhầm lẫn để các  tỉnh kiểm tra, xử lý; nâng cao tỷ lệ ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu, độc, tin giả, sai sự thật trên mạng Internet… Ban hành tiêu chí nhận diện “báo hóa” trang TTĐT, xây dựng bộ nhận diện các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến “báo hóa”, kiểm tra một số cơ quan báo chí là nguồn tin của các trang thông tin điện tử tổng hợp lớn; thay đổi phương thức tiếp cận, đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới (Facebook, Google, Youtube, TikTok); phối hợp với Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch xây dựng Quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, nghệ sĩ…) vi phạm pháp luật, cấm biểu diễn, cấm sóng, cấm mạng…
Trong công tác quản lý lĩnh vực thông tin cơ sở vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như: Một số doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ không đúng giấy phép, không thực hiện báo cáo định kỳ; việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu, độc, tin giả, tin sai sự thật trên mạng Internet, quy trình thời gian xác minh tin giả còn chậm chễ, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam…
Về định hướng năm 2023: Triển khai thực hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/ND-CP, Nghị định 27/2018/NĐ-CP sau khi được Chính phủ ban hành; xử lý cơ bản tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; tiếp tục tăng cường rà soát, xử lý vi phạm trên mạng Internet; xây dựng cơ chế phù hợp với bộ, ngành, Sở TT&TT các tỉnh; ban hành chiến lược phát triển lĩnh vực game online giai đoạn 2022-2027; tăng cường phối hơp với Sở Thông tin và Truyền thông và lực lượng công an để tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực…

 

Tác giả bài viết: Việt Hoa

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập330
  • Hôm nay5,483
  • Tháng hiện tại604,989
  • Tổng lượt truy cập28,254,734

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:283 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:518 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:469 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:102 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:105 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây