Nỗ lực triển khai phong trào xây dựng môi trường văn hóa báo chí

Thứ ba - 27/12/2022 15:26   Đã xem: 549   Phản hồi: 0

Trong nhiều năm trở lại đây, phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” luôn được các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ quan báo chí truyền thông của tỉnh Thái Nguyên tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã gắn Phong trào với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua: phong trào xây dựng người cán bộ công chức, viên chức “Trung thành - Trách nhiệm - Liêm chính - Sáng tạo”, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 96,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Hội Nhà báo tỉnh tổ chức ký kết giao ước xây dựng môi trường cơ quan báo chí văn hóa
 
Phong trào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác.
Về nội dung thi đua, đối với tập thể "Thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp": Xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị về văn hóa công sở; thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị; thực hiện ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, bám sát các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để thu hút, tập hợp sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức "Thi đua thực hiện kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp": Thực hiện chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật hành chính; thực hiện chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc, trách nhiệm; thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống; trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, phù hợp với tính chất công việc; tích cực tham gia các phòng trào thi đua yêu nước do cơ quan, đơn vị và địa phương phát động, tổ chức.
Có thể nói, việc xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan báo chí của Thái Nguyên đã khá nề nếp. Vì vậy, việc triển khai phong trào thi đua “xây dựng cơ quan văn hóa và người làm báo văn hóa” tại Thái Nguyên rất thuận lợi. Ngay sau khi Hội Nhà báo Việt Nam phát động, Thái Nguyên là một trong số tỉnh đầu tiên triển khai hưởng ứng.Ban Thường vụ Hội Nhà báo tỉnh đã triển khai nhanh, sớm tới các cơ quan báo chí và người làm báo. Hội nghị Ban chấp hành Hội mở rộng được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo 06 cơ quan thông tin, báo chí có Chi hội, Liên Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh, cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông. Tại Hội nghị này, lãnh đạo các đơn vị và lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh đã cùng ký chung vào một bản cam kết thi đua trên tinh thần 12 tiêu chí mà Trung ương phát động. BCH Hội mở rộng đã giao cho văn phòng Hội xây dựng bảng chấm điểm, Hội đồng chấm…để có những báo cáo cụ thể kết quả với Hội Nhà báo Việt Nam trong các dịp sơ kết, tổng kết hàng năm.
Dù mới triển khai nhưng theo đánh giá bước đầu thì việc triển khai đến các cơ quan báo chí, người làm báo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhìn chung ý thức tham gia rất tích cực. Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của nền tảng số cùng với những điều đảng viên không được làm, viên chức không được làm, những vấn đề thuộc về đạo đức nghề nghiệp, sử dụng mạng xã hội đối với người làm báo Việt Nam, nay chúng ta có thêm nội dung xây dựng môi trường văn hóa báo chí, văn hóa người làm báo là rất cần thiết. Thực tế hiện nay là đội ngũ những người làm báo nói chung và các hội viên nhà báo nói riêng đều sử dụng mạng xã hội nhưng vẫn có một số trường hợp còn phát ngôn chưa chuẩn mực. Do vậy, từ việc phát động phong trào thi đua này sẽ thêm một lần chấn chỉnh những phát ngôn, quan điểm, ý kiến, mang tính chất cá nhân, chưa chuẩn mực đó…
Nhận định về 12 tiêu chí ban hành, tôi cho rằng đó đều là những điều rất thiết thực. Trong đó có việc đề cao yếu tố văn hóa trong hoạt động nghiệp vụ và trong tác phẩm báo chí; nêu cao tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hướng đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”, lan tỏa những điều tốt đẹp, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, tiêu cực, bồi đắp nền tảng tinh thần xã hội... Đồng thời, tích cực đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số; coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu, của cán bộ lãnh đạo...Đối với từng cán bộ, phóng viên, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam... Tận tụy, trách nhiệm với công việc; hành nghề trung thực, công tâm, không vụ lợi, không sách nhiễu, cửa quyền, giữ gìn phẩm giá, tư cách của người làm báo. Nêu cao tính nhân văn trong tác phẩm báo chí cũng như trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác... Cùng với đó, ứng xử chân thành, thân ái; sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp; khiêm tốn, văn minh trong quan hệ công tác; chuẩn mực, thân thiện với công chúng. Tích cực rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp; thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ… Có thể nói, thực hiện được 12 tiêu chí sẽ thúc đẩy và lan tỏa sự tham gia tích cực của các tập thể và từng cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về văn hóa, tạo ra các sản phẩm báo chí giàu chất văn hóa, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa, đạo đức và lòng nhân ái, góp phần xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh…
Trong việc triển khai thực hiện; các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí ở Trung ương, cụ thể là Hội Nhà báo Việt Nam cần ban hành quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa để các cấp hội và các cơ quan báo chí bám sát vào xây dựng thang điểm chấm thì việc thực thi sẽ hiệu quả hơn, tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách và việc chấm điểm thi đua sẽ không đồng bộ…Qua triển khai thực hiện trong thời gian vừa qua, vẫn còn những băn khoăn như:Việc phát động thi đua với 12 tiêu chí về cấp cơ sở vẫn còn chung chung, cần có những quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa để các cấp hội và các cơ quan báo chí bám sát vào xây dựng thang điểm chấm, tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách và việc chấm điểm thi đua sẽ không đồng bộ…
Việc triển khai phong trào thi đua “xây dựng cơ quan văn hóa và người làm báo văn hóa” thành công, đi vào chiều sâu sẽ tránh việc các phóng viên, hội viên viết trên báo một đằng, phát ngôn trên mạng xã hội lại một nẻo, tránh được sơ suất nhỏ, hậu quả lớn. Các cơ quan báo chí sẽ đoàn kết, xốc lại đội ngũ của mình, mỗi một thành viên, người làm báo sẽ thấy trách nhiệm của mình trong xây dựng cơ quan báo chí đáp ứng theo đúng môi trường văn hóa vốn có trước đây mà bây giờ đang được kiện toàn, tổ chức lại cho phù hợp… Vấn đề văn hóa là vấn đề rất gần gũi, gắn với việc rèn luyện đạo đức của người làm báo…nhưng cũng là vấn đề nhức nhối mà mấy năm qua, trong vòng xoáy cơ chế thị trường, báo chí đã bị giảm niềm tin nơi công chúng từ một số sự việc cụ thể. Sự tha hóa đạo đức ở một bộ phận phóng viên thực sự vẫn đang làm ảnh hưởng tới bộ mặt chung của báo chí nước nhà. Ở Thái Nguyên, rất may chưa có tình trạng đó xảy ra, các phóng viên trên địa bàn tác nghiệp rất chuẩn mực.Tuy nhiên, trong hoạt động báo chí Thái Nguyên đã có tình trạng người dân phản ánh một số phóng viên, cộng tác viên của báo, tạp chí của cơ quan bộ, ngành Trung ương đến tác nghiệp và có hiện tượng nhũng nhiễu doanh nghiệp địa phương. 
Hy vọng rằng, từ việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “xây dựng cơ quan văn hóa và người làm báo văn hóa” từ trung ương tới cơ sở thống nhất, quyết liệt và hiệu quả sẽ hạn chế được các vi phạm.Bằng sự nỗ lực, tích cực của các cơ quan báo chí, các cấp hội và đội ngũ những người làm báo,chúng tôi tin rằng sẽ có chuyển biến trong thời gian tới khi tích cực thực hiện xây dựng môi văn hoá trong các cơ quan báo chí và hoạt động báo chí.


 

Tác giả bài viết: Nguyễn Bảo Lâm

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập98
  • Hôm nay27,426
  • Tháng hiện tại243,836
  • Tổng lượt truy cập25,760,659

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:46 | lượt tải:24

STT 13

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:284 | lượt tải:112

STT 13

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:287 | lượt tải:111

09/2023/NQ-HĐND

Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức chi đối với tập thể, cá nhân đoạt giải trong kỳ thi, cuộc thi Quốc tế, Quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, văn học- nghệ thuật, thông tin - truyền thông

Lượt xem:749 | lượt tải:174

274/TB-VPCP

Toàn văn kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:772 | lượt tải:245

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây