Thành phố Thái Nguyên tự hào truyền thống Anh hùng

Thứ ba - 27/12/2022 15:28   Đã xem: 607   Phản hồi: 0

Từng là Thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc, trung tâm công nghiệp đầu tiên của miền bắc nước ta, trên hành trình 60 năm xây dựng và phát triển, thành phố Thái Nguyên hôm nay đang kế thừa và phát huy những thành tựu để trở thành đô thị văn minh, hiện đại - một trong những trung tâm kinh tế, chuyển đổi số, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, “đầu tầu” phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

 
Thành phố Thái Nguyên vừa tròn năm 59 tuổi là một thành phố hiện đại và năng động

 Thành phố Thái Nguyên hôm nay ( ảnh Lê Hưng)
 
Phát triển toàn diện, hiện đại, xứng tầm một đô thị trung tâm vùng Việt Bắc 
Tiền thân là thị xã Thái Nguyên, trong những năm kháng chiến, Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, vừa là thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc. Năm 1959, Trung ương Ðảng, Chính phủ lựa chọn Thái Nguyên để xây dựng Khu Gang thép - cánh chim đầu đàn của ngành luyện kim nước ta- đánh dấu sự hình thành của một đô thị công nghiệp hiện đại. Từ sự lớn mạnh của Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, ngày 19/10/1962, Hội đồng Chính phủ ký Quyết định số 114 thành lập thành phố Thái Nguyên. Khi mới thành lập, tổng diện tích của thành phố chỉ có 16 km2 với dân số khoảng 60 nghìn người. Trải qua nhiều lần chuyển đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay, thành phố  đã phát triển, mở rộng với tổng diện tích tự nhiên hơn 220km2, 32 đơn vị hành chính cấp xã, phường và số dân trên 500 nghìn người.
Đặc biệt, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh  năm 2010, thành phố đã có bước tạo đà tăng tốc ngoạn mục. Từ một đô thị có cơ cấu kinh tế nghiêng về phát triển công nghiệp nặng, thành phố đã tận dụng tối đa lợi thế, cơ hội để phát triển đa lĩnh vực, đa ngành nghề để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tháng 10/2017, TP Thái Nguyên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020.
Với những giải pháp linh hoạt, hiệu quả, phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thành phố đã huy động được nhiều nguồn lực. Giai đoạn 2016 - 2020, dịch vụ, thương mại tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của thành phố đạt trên 15%. Năm 2021, mặc dù chịu những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, thành phố vẫn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng đạt trên 10,1% (vượt hơn 200% mục tiêu nghị quyết đề ra); Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh) đạt trên 11.400 tỷ đồng (tăng 12,5% so với năm 2020); Thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.289 tỷ đồng, vượt gần 950 tỷ đồng so với kế hoạch tỉnh và thành phố giao đầu năm.
Đồng thời với phát triển công nghiệp, thành phố luôn là địa phương dẫn đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc về thu hút đầu tư. Gần 100 dự án với tổng mức đầu tư trên 200 nghìn tỷ đồng đã đến TP Thái Nguyên, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực như thương mại dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục. Các dự án triển khai rất hiệu quả như "Chương trình đô thị miền núi phía Bắc", "Phát triển tổng hợp đô thị động lực" sử dụng nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới với tổng số vốn hơn 180 triệu USD đã tạo động lực mới cho phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và của cả tỉnh Thái Nguyên. Diện mạo đô thị thành phố ngày càng thêm đẹp, văn minh và hiện đại nhờ nhiều công trình, dự án lớn được đầu tư trong thời gian qua đã và đang dần hoàn thiện như đường Bắc Sơn kéo dài, đường Việt Bắc, cải tạo Hồ Xương Rồng 2, Khu đô thị Thái Hưng Ecocity...

Công tác chuyển đổi số được TP Thái nguyên đặc biệt chú trọng, bởi đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy thành phố phát triển nhanh, bền vững theo hướng văn minh, hiện đại, sớm trở thành thành phố thông minh. Năm vừa qua, nội dung chuyển đổi số của thành phố đạt kết quả tích cực ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Công tác cải cách hành chính được tập trung chỉ đạo, triển khai toàn diện và thu được nhiều kết quả tích cực trên cả 4 lĩnh vực: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công.
 
anh tp 11

TP Thái Nguyên đã từng bước khằng định được vai trò, vị thế của một đô thị trung tâm, hứa hẹn trong tương lai gần sẽ trở thành một cực phát triển của Thủ đô Hà Nội, đầu tàu kinh tế của tỉnh cũng như vùng trung du miền núi phía Bắc ( ảnh Lê Hưng)

Phấn đấu thành “Đầu tầu” phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được suốt 60 năm xây dựng và phát triển, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 15%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 tăng bình quân 5%/năm, thu ngân sách Nhà nước không tính thu tiền sử dụng đất hàng năm tăng trên 10%. Mục tiêu đến năm 2030, TP Thái Nguyên trở thành đô thị  phát triển thông minh, hiện đại, mở rộng về hai bờ sông Cầu; một trong những trung tâm kinh tế, chuyển đổi số, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, “đầu tầu” phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ…
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tiếp tục chỉ đạo huy động mọi nguồn lực, nhằm ngày càng đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng đô thị bằng nhiều dự án, công trình quy mô lớn. Cùng với đó, thành phố cũng đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.  
Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ mang tính bứt phá, như: Điều chỉnh quy hoạch chung TP Thái Nguyên để đầu tư xây dựng quần thể không gian công cộng lớn (quảng trường, phố đi bộ, khu đô thị mới, cơ quan hành chính của tỉnh…); đầu tư mới Sân vận động Thái Nguyên với quy mô 22.000 chỗ ngồi, đạt tiêu chuẩn quốc gia; ưu tiên phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thủ đô Hà Nội; phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng thương hiệu quốc gia, quốc tế đối với sản phẩm nông nghiệp chủ đạo chè Tân Cương; đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư. Với quan điểm đồng hành với doanh nghiệp và nhà đầu tư, thành phố luôn công khai thông tin quy hoạch, thu hút đầu tư rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư…
Với bề dày truyền thống, đặc biệt là những thành tựu trong 60 năm qua, cùng sự quyết tâm cao độ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, TP Thái Nguyên đã từng bước khằng định được vai trò, vị thế của một đô thị trung tâm, tạo tiền đề quan trọng trong việc xây dựng, phát triển tỉnh Thái Nguyên theo hướng văn minh, hiện đại, hứa hẹn trong tương lai gần sẽ trở thành một cực phát triển của Thủ đô Hà Nội, đầu tàu kinh tế của tỉnh cũng như vùng trung du miền núi phía Bắc./.

Tác giả bài viết: Ngọc Khuê

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập666
  • Hôm nay16,062
  • Tháng hiện tại596,726
  • Tổng lượt truy cập28,246,471

Hình ảnh nổi bật

12/2024/TT-BTTTT

Thông tư 12/2024/TT-BTTTT

Lượt xem:281 | lượt tải:69

Mau ĐXKNHV - HNB

Mẫu đơn xin gia nhập Hội Nhà báo Việt Nam

Lượt xem:516 | lượt tải:159

Mau ĐNCTHV

Mẫu danh sách đề nghị cấp thẻ hội viên mới

Lượt xem:468 | lượt tải:163

144/QĐ-HNB

QĐ công bố công khai quyết toán ngân sách 2023 của Hội Nhà báo Thái Nguyên

Lượt xem:100 | lượt tải:25

136/QĐ-HNB

công khai dự toán ngân sách 2024

Lượt xem:104 | lượt tải:26

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây